6 chính sách BHXH liên quan đến người lao động

Người lao động nhất định phải biết những chính sách BHXH liên quan đến người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời là nghĩa vụ mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định pháp luật. Trong quá trình làm việc, việc hiểu rõ các chính sách BHXH sẽ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi chính mình khi gặp rủi ro về sức khỏe, tai nạn lao động, hoặc khi nghỉ hưu.

Dưới đây là 6 chính sách BHXH quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến người lao động mà bạn cần nắm rõ để không bỏ lỡ quyền lợi chính đáng của mình.

6 chính sách BHXH liên quan đến người lao động
Nhiều chính sách BHXH quan trọng gia tăng quyền lợi cho người lao động có hiệu lực từ 1.7

Mở rộng 5 đối tượng tham gia BHXH và đóng tối thiểu 15 năm được nhận lương hưu

Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ theo quy định của luật Doanh nghiệp; thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên…

Nếu như trước đây, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu phải đóng BHXH tối thiểu 20 năm mới được nhận lương hưu, thì theo luật BHXH (sửa đổi) thời gian đóng BHXH tối thiểu giảm 5 năm xuống còn 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng…

Sổ bảo hiểm xã hội 2025
Sổ bảo hiểm xã hội 2025

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc tham gia không liên tục có cơ hội tích lũy đủ 15 năm đóng (thay vì 20 năm như quy định hiện hành) để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì phải nhận BHXH 1 lần.

Luật BHXH (sửa đổi) cũng quy định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ có 15 năm đóng BHXH, quy định mức tối đa là 75%, đồng thời quy định việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25%.

Luật mới bổ sung một chương về trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng (trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ) hoặc đối tượng là công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo. So với luật cũ, độ tuổi đủ điều kiện nhận trợ cấp đã giảm từ 80 xuống còn 75 tuổi.

Cụ thể, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đóng đủ 15 năm) và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu không hưởng BHXH 1 lần hoặc không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.

Xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Luật BHXH (sửa đổi) cũng bổ sung quy định xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động.

Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH; quy định cụ thể hành vi chậm đóng, trốn đóng; đồng thời, đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.

Một doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm hơn 200 tháng
Một doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm hơn 200 tháng

Cạnh đó, luật quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng BHXH và trốn đóng BHXH: bắt buộc đóng đủ số tiền BHXH chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Riêng đối với hành vi trốn đóng còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, không kịp thời, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

🔔 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
🎭 Xem thêm các thông tin giải trí
🔗 Website tương tự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *