Những cái thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập tại Việt Nam bạn cần biết ?
Từ năm 2024 đến 2025, Việt Nam đã thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn khi sáp nhập 52 tỉnh, thành phố xuống còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm tối ưu hóa bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế – xã hội. Dưới đây là những điểm nổi bật và điều thú vị về các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Thành phố có diện tích, dân số lớn nhất – nhỏ nhất và thu nhập bình quân đầu người ở 2 thành phố lớn
TPHCM trở thành thành phố đông dân nhất cả nước với khoảng 14 triệu người sau khi sáp nhập với Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương với số dân này, TPHCM còn đông đúc hơn cả một số quốc gia nhỏ trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên, nếu tính về mật độ dân số thì Hà Nội mới là địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước với hơn 2.600 người/km2, vượt xa TPHCM (khoảng 2.000 người/km2). Thành phố có mật độ dân số cao thứ 3 là Hải Phòng với hơn 1.460 người/km2.
Thành phố có dân số ít nhất là Huế với hơn 1,4 triệu người. Mật độ dân số là 289 người/km2 sau khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 24.233km2.
Đây cũng là địa phương đặc biệt khi 3 tỉnh trước sáp nhập vốn thuộc các vùng kinh tế khác nhau – Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất sau sáp nhập là Hưng Yên với 2.515km2. Hưng Yên (cũ) vốn chỉ có diện tích 930km2.
Sau khi sáp nhập với Thái Bình (gần 1.600km2), đây vẫn là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước tuy nhiên, Hưng Yên có mật độ dân số khá lớn sau sáp nhập, với hơn 1.400 người/km2, thuộc nhóm các tỉnh thành có mật độ dân số cao nhất cả nước đặc điểm dân cư của Hưng Yên phản ánh mô hình đô thị hóa và tập trung dân cư cao tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Tỉnh có dân số đông nhất sau sáp nhập là An Giang với 4,9 triệu người. Trước sáp nhập, An Giang và Kiên Giang là 2 tỉnh có số dân tương đương nhau, trong khi diện tích Kiên Giang lớn gần gấp đôi An Giang. Mật độ dân số tỉnh này sau sáp nhập là khoảng 500 người/km2. Đứng ngay sau An Giang về số dân là Đồng Nai với gần 4,5 triệu người, Ninh Bình với 4,4 triệu người, Đồng Tháp với 4,37 triệu người.
Tỉnh có dân số ít nhất là Lai Châu với 512 nghìn người. Với diện tích hơn 9.000km2, Lai Châu có mật độ dân số thấp, chỉ 56 người/km2 sau sáp nhập, Phú Thọ là tỉnh tiếp giáp với 7 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Theo thống kê, không có tỉnh, thành nào tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành khác bằng Phú Thọ.
Người Hà Nội – Tp HCM có thu nhập bình quân cao nhất
Theo báo cáo thống kê kinh tế – xã hội mới nhất, Hà Nội tiếp tục là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Với vị thế là trung tâm hành chính – chính trị và là một trong hai đầu tàu kinh tế của Việt Nam, Hà Nội không ngừng thu hút đầu tư, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, tài chính, công nghệ và bất động sản. Thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội phản ánh sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu lao động, khi người dân ngày càng tiếp cận với các ngành nghề có giá trị gia tăng cao và trình độ chuyên môn cao.
Bên cạnh đó, chất lượng sống tại Thủ đô cũng ngày càng được nâng cao với hệ thống giáo dục, y tế, giao thông và cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ. Việc Hà Nội giữ vững vị trí dẫn đầu về thu nhập là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển bền vững và sức hấp dẫn của thành phố trong mắt người lao động và nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sau sáp nhập, TPHCM đứng đầu cả nước về mức thu ngân sách năm 2024, với hơn 681.935 tỷ đồng, chiếm gần 31% cả nước. Đứng tiếp sau đó là Hà Nội với 511.338 tỷ và Hải Phòng 148.383 tỷ.
Trước khi sáp nhập, Hà Nội là địa phương có mức thu ngân sách cao nhất cả nước năm 2024, TPHCM là địa phương đứng thứ 2. Nhưng sau khi sáp nhập, TPHCM được “giúp sức” bởi Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương với lần lượt gần 100.000 tỷ đồng và hơn 76.000 tỷ thu ngân sách. Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương cũng là những địa phương nằm trong tốp đầu cả nước về mức thu ngân sách.
Trước đây, Bình Dương là địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước với 107,6 triệu đồng/năm. Đứng ở vị trí thứ 2 là người dân Hà Nội với 89 triệu, và vị trí thứ 3 là Đồng Nai với 84,5 triệu, kế đến là Hải Phòng với 84,4 triệu, còn TP.HCM có mức 81,5 triệu.
Sau sáp nhập, thứ hạng này đã thay đổi, Hà Nội xếp số 1 với 89 triệu đồng/năm, TPHCM đứng thứ 2 với 86,5 triệu và Hải Phòng đứng thứ 3 với 78,6 triệu, Đồng Nai có mức 72,75 triệu.
Dự kiến ngày 30/6 tới đây, đồng loạt các tỉnh sẽ công bố địa giới hành chính mới của tỉnh, xã và bộ máy lãnh đạo mới.
🔔 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
🎭 Xem thêm các thông tin giải trí
🔗 Website tương tự