Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 68, số doanh nghiệp gia nhập thị trường khởi sắc

Bứt phá mạnh mẽ của kinh tế tư nhân sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TƯ

Hai tháng sau khi Nghị quyết 68-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) được ban hành, thị trường ghi nhận sự phục hồi và bứt phá ấn tượng, đặc biệt là sự gia tăng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp mới gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 68
Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính),

Doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường tăng kỷ lục

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II/2025 do Bộ Tài chính tổ chức chiều 2/7, bà Trịnh Thị Hương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể – cho biết, trong tháng 6/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã đạt con số kỷ lục hơn 24.000, gấp đôi so với bình quân các năm từ 2021 đến 2024. “Lần đầu tiên trong lịch sử, số doanh nghiệp thành lập trong một tháng vượt ngưỡng 16.000. Điều này phản ánh làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ,” bà Hương nhấn mạnh.

Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn trả lời tại họp báo Bộ Tài chính chiều 2/7.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, cả nước đã có trên 91.000 doanh nghiệp mới ra đời. Nghị quyết 68 không chỉ tạo động lực mạnh mẽ cho giới khởi nghiệp, mà còn mở ra cơ hội tháo gỡ những điểm nghẽn lâu nay như vốn, thị trường và chính sách, đặc biệt là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Sản xuất chế biến cá hộp xuất khẩu tại nhà máy thực phẩm đóng hộp KTC, Công ty cổ phần thương mại Kiên Giang.

Cũng trong tháng 6/2025, có hơn 14.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 91% so với cùng kỳ năm 2024. Tính từ đầu năm, đã có khoảng 61.000 doanh nghiệp tái gia nhập thị trường, tương ứng mức tăng hơn 57% so với cùng kỳ. Đại diện Bộ Tài chính cho biết: “Sự gia tăng số doanh nghiệp mới và tái hoạt động cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường đầu tư, kinh doanh đang được củng cố rõ rệt.”

Ngoài ra, số hộ kinh doanh thành lập mới trong tháng 6 cũng tăng vọt, gấp 2,4 lần mức trung bình hàng tháng của hai năm gần đây. Đáng chú ý, số vốn bổ sung từ các doanh nghiệp đang hoạt động tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm trước – điều này thể hiện quyết tâm mở rộng quy mô và kỳ vọng vào tiềm năng thị trường của chính các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm.

Quản lý hộ kinh doanh theo nhóm và đề xuất nâng ngưỡng thuế

Liên quan đến quản lý thuế với hộ kinh doanh, ông Mai Sơn – Phó Cục trưởng Cục Thuế – cho biết, cơ quan thuế đang đề xuất phân loại hộ, cá nhân kinh doanh theo bốn nhóm doanh thu để quản lý hiệu quả hơn. Cụ thể:
Nhóm 1: Doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm (không phải nộp thuế);
Nhóm 2: Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/năm;
Nhóm 3: Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng có doanh thu từ 1–3 tỷ đồng/năm, thương mại – dịch vụ từ 1–10 tỷ đồng/năm;
Nhóm 4: Doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm.

Theo đề xuất mới, nhóm 3 và 4 sẽ bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn từ máy tính tiền. Nhóm 1 và 2 dù không bắt buộc nhưng được khuyến khích áp dụng hóa đơn điện tử sau khi bỏ hình thức thuế khoán.

Đặc biệt, ngành thuế cũng đang xem xét nâng ngưỡng không chịu thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân từ 200 triệu lên 400 triệu đồng/năm nhằm bảo đảm tính công bằng và đồng bộ với Dự thảo Luật thuế TNCN sửa đổi.

🔔 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
🎭 Xem thêm các thông tin giải trí
🔗 Website tương tự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *