Tổng thống Hàn Quốc được các youtobe bảo vệ tới cùng. Một nhóm YouTuber cánh hữu dẫn đầu đám đông cắm trại trước dinh thự của Tổng thống Yoon, quyết bảo vệ ông nếu cảnh sát thực thi lệnh bắt.
“Lệnh thiết quân luật mà Tổng thống đưa ra là nhằm loại bỏ các thế lực chống phá nhà nước đang muốn hủy hoại Hàn Quốc”, một diễn giả hôm 1/1 phát biểu trước đám đông đang giơ cao biểu ngữ phản đối việc quốc hội nước này luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Được dẫn dắt bởi các YouTuber cánh hữu nổi tiếng, nhóm này cắm trại suốt nhiều ngày dọc con phố gần dinh thự của ông Yoon, không ngừng chỉ trích cảnh sát và các điều tra viên đang tìm cách thực thi lệnh bắt ông, tuyên bố Tổng thống Hàn Quốc được các youtobe bảo vệ tới cùng.
Một gương mặt nổi bật trong nhóm biểu tình là mục sư Jeon Gwang-hoon, người điều hành một kênh YouTube quy tụ nhiều thành viên phe cánh hữu cực đoan ở Hàn Quốc. Ông đã kêu gọi người ủng hộ trên kênh YouTube của mình tập hợp lại để “phản đối lệnh bắt bất công” mà tòa án vừa công bố đối với ông Yoon.
“Lệnh bắt này hoàn toàn vô hiệu. Quyền phản đối của người dân cao hơn hiến pháp”, ông Jeon nói.
Shin Hae-shik, người điều hành kênh YouTube có 1,6 triệu người theo dõi, cũng trở thành trung tâm chú ý giữa hàng trăm người ủng hộ ông Yoon, kêu gọi mọi người tập hợp thành “đội quân nhân dân” và Tổng thống Hàn Quốc được các youtobe bảo vệ tới cung
“Người dân đã lên tiếng”, Shin nói, khẳng định con số người biểu tình ủng hộ phế truất ông Yoon chỉ là “lời bịa đặt do phe cánh tả đưa ra”.
Nhóm này được cho là sẽ sẵn sàng phong tỏa lối vào dinh Tổng thống để ngăn cảnh sát và các điều tra viên tiến vào thực thi lệnh bắt ông Yoon do Tòa án quận Tây Seoul ban hành hôm 31/12. Lệnh bắt được phê chuẩn sau khi các công tố viên cáo buộc ông Yoon chỉ đạo ban bố lệnh thiết quân luật trái luật hôm 3/12, có âm mưu nổi loạn và lạm quyền.
Lệnh bắt có hiệu lực đến ngày 6/1, nhưng chưa rõ Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) có thể thực thi được hay không.
Cơ quan An ninh Tổng thống, lực lượng cận vệ chịu trách nhiệm bảo vệ ông Yoon, trước đó đã chặn các nhà điều tra vào khám xét khu phức hợp văn phòng cũng như nơi ở của ông với lý do lo ngại về an ninh quân sự. Theo luật pháp Hàn Quốc, các địa điểm có khả năng liên quan đến bí mật quân sự như dinh Tổng thống không thể bị khám xét mà không có sự đồng ý của người phụ trách.
Ông Yoon được hưởng quyền miễn truy tố hình sự dành cho tổng thống, tuy nhiên đặc quyền này không áp dụng đối với cáo buộc nổi loạn và phản quốc.
Màn đêm buông xuống, đám đông biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống vẫy que phát sáng và cờ Mỹ, biểu tượng cho lập trường chống Triều Tiên của họ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc và ủng hộ cánh hữu cực đoan ở Hàn Quốc cáo buộc các chính trị gia đối lập “thông đồng với Triều Tiên” để phá hoại Hàn Quốc.
Im Hyeon-hwa, 67 tuổi, người cắm trại qua đêm trước dinh thự của ông Yoon, lo ngại cảnh sát sẽ lặng lẽ hành động trước hạn chót 6/1.
“Trời rất lạnh, ai cũng mệt mỏi, nhưng chúng tôi phải kiên trì vì không biết họ sẽ làm gì”, bà nói, cho rằng cảnh sát đang nhận lệnh điều quân từ những “người ủng hộ Triều Tiên” trong đảng Dân chủ (DP) đối lập.
Bà nhắc đến những lời mà Tổng thống Yoon Suk-yeol đã nói đêm 3/12 khi ban bố thiết quân luật, chỉ trích phe đối lập “chống phá nhà nước” và “thông đồng với Triều Tiên” mà không đưa ra bất cứ chứng cứ nào.
Lee Jae-jin, nha sĩ từ Busan tới Seoul, cho hay đây chính là động lực thúc đẩy ông tham gia biểu tình để bảo vệ ông Yoon. “Họ luận tội Tổng thống sau khi ông tiết lộ sự thật đằng sau gian lận bầu cử”, ông nói.
Có thời điểm đám đông ủng hộ ông Yoon lao qua hàng rào an ninh, ngăn chặn một chiếc xe chở cảnh sát đỗ gần lối ra vào dinh Tổng thống vì cho rằng các sĩ quan đang thực thi lệnh bắt.
“Nếu ông ấy bị bắt, đất nước Hàn Quốc sẽ rơi xuống địa ngục”, Hwang Seon-yeol, 77 tuổi, nói, khẳng định bản thân thà chết còn hơn nhìn ông Yoon bị phế truất.
Xem thêm: Tin tưc sự kiện