Trình Quốc hội quyết việc sáp nhập tỉnh thành năm 2025

Trình Quốc hội quyết việc sáp nhập tỉnh thành năm 2025: Bước đi chiến lược trong tổ chức hành chính

Việc trình Quốc hội quyết việc sáp nhập tỉnh, thành là một nội dung quan trọng trong quá trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đây là chủ trương lớn nhằm tinh gọn đầu mối, tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp hiện nay, một số địa phương đã xây dựng đề án sáp nhập và đang trong quá trình trình Quốc hội xem xét, trong đó có các tỉnh có dân số dưới 500.000 người hoặc diện tích dưới 1.000 km². Danh sách cụ thể sẽ được công bố khi đủ điều kiện theo Nghị quyết 37-NQ/TW và các văn bản pháp luật liên quan.

Trình Quốc hội quyết việc sáp nhập tỉnh thành năm 2025
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày đề án sáp nhập tỉnh, thành năm 2025 sáng 11.6

Vì sao cần sáp nhập tỉnh, thành và vai trò của Quốc hội trong việc sáp nhập tỉnh, thành

Trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng, nhiều tỉnh, thành phố có quy mô dân số và diện tích nhỏ đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính là giải pháp giúp

Tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước giảm chi ngân sách cho bộ máy và cán bộ công chức nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ nhân dân tạo động lực phát triển vùng và địa phương.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc thay đổi đơn vị hành chính cấp tỉnh (bao gồm sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới) phải được trình Quốc hội xem xét và quyết định. Đây là bước quan trọng đảm bảo tính pháp lý, minh bạch và đồng thuận trong tổ chức hành chính quốc gia cụ thể, quy trình trình Quốc hội bao gồm:

Chính phủ lập đề án sáp nhập tỉnh, thành trên cơ sở đánh giá toàn diện tổ chức lấy ý kiến nhân dân, HĐND các cấp.

Hội đồng Thẩm định Nhà nước thẩm định đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trình Quốc hội quyết định trong kỳ họp gần nhất.

Việc sáp nhập không chỉ đơn thuần là thay đổi về địa giới hành chính mà còn ảnh hưởng đến

Hệ thống chính trị cơ sở quy hoạch phát triển vùng tâm lý, sinh hoạt và quyền lợi của người dân

Hệ thống dữ liệu quản lý dân cư, đất đai, doanh nghiệp do đó, quá trình thực hiện cần được triển khai từng bước, có lộ trình rõ ràng và sự đồng thuận của người dân.

Phương án sáp nhập tỉnh, thành phố năm 2025, cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành
Phương án sáp nhập tỉnh, thành phố năm 2025, cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành

Nghị quyết sáp nhập tỉnh, thành có hiệu lực từ ngày 12.6

Tại tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh 2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; có tầm nhìn dài hạn, bảo đảm ổn định lâu dài.

Cùng đó, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của đơn vị hành chính; tạo điều kiện để mỗi địa phương và cả nước phát triển đồng đều, nhanh, mạnh và bền vững, hình thành các trung tâm kinh tế mới có sức cạnh tranh cao hơn ở tầm khu vực và trên thế giới.

Cùng đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh gắn liền với đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, làm cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương về phương án, bà Trà cho biết, Chính phủ xây dựng phương án sắp xếp 52 tỉnh, thành phố thành 23 tỉnh, thành mới 11 tỉnh, thành không thực hiện sắp xếp gồm 10 đơn vị đủ tiêu chuẩn (TP.Hà Nội, TP.Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và 1 tỉnh chưa đủ tiêu chuẩn nhưng có yếu tố đặc thù (Cao Bằng)

Sau khi sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính, gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.

Bà Trà cũng thông tin, kết quả lấy ý kiến nhân dân đạt tỷ lệ đồng thuận cao, trung bình cả nước là 96,19%. 100% HĐND cấp tỉnh, huyện, xã của 52 đơn vị liên quan đã biểu quyết tán thành.

📰 Xem thêm các tin tức sự kiện nổi bật
🎟️ Xem thêm các thông tin giải trí
🔍 Website tương tự

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *